I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
1. Thực trạng
Việc tổ chức ngày ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non là hoạt động giáo dục trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho trẻ.
Trong quá trình chuẩn bị ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non tôi nhận thấy tồn tại những mặt như: Nhà trường chưa tạo được quang cảnh, bầu không khí của ngày hội, ngày lễ giúp trẻ hứng thú khi tham gia; Việc xây dựng kế hoạch, chương trình Ngày hội, ngày lễ chưa phong phú; Một số phụ huynh chưa phối hợp tốt trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu để giúp trẻ có thể phát huy hết tính tích cực trong ngày lễ, ngày hội; Một số cháu chưa tham gia tích cực vào các hoạt động ngày hội, ngày lễ và chưa có kỹ năng cao các sản phẫm đẹp, sao chép từ ngữ, cháu chưa khéo léo trong các hoạt động như: gói quà, cắm hoa,…; Cháu chưa tự tin trong giao tiếp, chưa biết cách thể hiện ngôn ngữ một cách mạch lạc và có hành vi đạo đức tốt, cháu phối hợp chưa nhịp nhàng với bạn trong các hoạt động của ngày Lễ hội.
Đặc điểm tình hình
Năm học 2022-2023 đội ngũ giáo viên của trường có 20 đồng chí; trong đó: Giáo viên khối 5T là : 06 đồng chí; khối 2,3,4 tuổi : 14 đồng chí. Tổng số trẻ toàn trường: 318 trẻ.
Về trình độ chuyên môn: 83% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn;. Trong đó: Đại học: 12 đ/c; Cao đẳng: 03 đ/c; Trung cấp: 3 đ/c.
a. Thuận lợi:
Hằng năm, được nhà trường đặc biệt chú ý quan tâm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho lớp tương đối đầy đủ. Nhà trường mới được các cấp ban ngành quan tâm đầu tư xây dựng sửa chữa trường lớp khang trang, sạch đẹp.
Ngoài ra, nhận thức của các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm gần đây dần đã được nâng cao.
b. Khó khăn
Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường mầm non còn nhiều hạn chế, một số giáo viên lớn tuổi còn nặng về việc thực hiện chương trình chưa chủ động sáng tạo trong việc xây dựng bài dạy, nhiều giáo viên thiếu tính sáng tạo trong việc xây dựng nội dung giáo dục cho trẻ, không dựa trên khả năng, năng lực của học sinh và đặc điểm địa phương; Phương pháp giáo dục còn bó hẹp trong các phương pháp truyền thống. Các giáo viên mới do tuổi đời củng như tuổi nghề còn quá trẻ, kinh nghiệm trong giảng dạy còn non, nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục mầm non mới.
Địa bàn dân cư quanh trường do đặc điểm làm làng nghề phế liệu nên công việc lao động vất vả, chưa thật quan tâm đến việc học hành của con em mình mà còn giao phó cho nhà trường.
Một số phòng học chức năng, sân chơi tổ chức sự kiện và khu vui chơi riêng biệt như khu vườn cây, phòng thực nghiệm, khu chơi cổ tích… cho trẻ còn chưa có. Diện tích hiên chơi của một số lớp còn hẹp.
Giáo viên dạy giỏi và kết quả xếp loại giáo viên trong 2 năm gần đây chưa cao, một số giáo viên chưa nhận thức đúng về việc tham gia phấn đấu trong các cuộc thi.
Giáo viên nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ, chưa thực sự nhiệt tình tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác của mình.
* Nguyên nhân của thực trạng:
Do năng lực, trình độ nhận thức, tuổi đời, của giáo viên trong nhà trường chưa đồng đều, giáo viên còn rập khuôn, cứng nhắc trong việc thực hiện giảng dạy. Số giáo viên trẻ phần đa là hợp đồng nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Do thiếu cán bộ lãnh đạo về chuyên môn một thời gian nên nhiều thời điểm nhà trường chưa có nhân lực chú trọng đầu tư nhiều thời gian cho việc tổ chức tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Giáo viên chưa chủ động trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, đang mang tính ỷ lại phụ thuộc vào nhà trường.
Giáo viên chưa chịu khó nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn, chỉ thực hiện theo quán tính... sợ khó, sợ sai nên chưa có tính sáng tạo trong tổ chức các hoạt động.
Một số giáo viên còn nằm trong diện hợp đồng nên chưa yên tâm công tác, nhà trường còn thiếu biên chế giáo viên đứng lớp.
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cán bộ quản lý nhà trường: Phải tích cực tổ chức bồi dưỡng chuyên môn ngay và lâu dài để có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.
2. Các giải pháp:
+ Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Giải pháp 1: Tham khảo – sưu tầm – trao đổi tạo điều kiện cho trẻ tích cực tham gia việc tổ chức Lễ hội
Ưu điểm: Nhà trường có kế hoạch chu đáo trước cho chương trình tổ chức ngày Lễ, ngày Hội ít nhất là 1 tháng do BGH phân công tổ chức. Xây dựng chương trình phải có kế hoạch làm việc và phân công rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng cho từng nhân viên, giáo viên và các bộ phận trong trường, cũng như thời gian hoàn thành công việc.
Chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất như kinh phí, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, trang phục biểu diễn, địa điểm tổ chức, bố trí chỗ ngồi cho trẻ và các vị khách mời… Nội dung chương trình phải làm nổi bật được đặc trưng của ngày Lễ, ngày Hội; các tiết mục văn nghệ, các trò chơi được xây dựng sát với chủ điểm của ngày Lễ hội, nên sử dụng những trò chơi dân gian gần gũi với cuộc sống hàng ngày.
Điều này giúp nhà trường và các lớp chủ động và có kỹ năng tốt khi tổ chức các hoạt động lễ hội.
Hạn chế: Việc kéo dài thời gian chuẩn bị đôi khi ảnh hưởng tới chế độ sinh hoạt của trẻ và lịch làm việc của CBGVNV trong nhà trường.
Nguyên nhân: Thời gian làm việc theo lịch sinh hoạt của trẻ kín trong ngày nên việc chuẩn bị các
* Giải pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn
Ưu điểm: Giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Phát huy vai trò của đội ngũ tổ trưởng, tổ phó.
Hạn chế: Các nội dung bồi dưỡng chưa có trọng tâm, trọng điểm. Nội dung bồi dưỡng còn chồng chéo, chưa có sự ưu tiên. Hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn chưa có sự sáng tạo. Không khí buổi sinh hoạt chuyên môn chưa sôi nổi.
Nguyên nhân:
Chưa xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng cụ thể, rõ ràng.
Buổi sinh hoạt chuyên môn mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá giáo viên, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng học sinh.
Đa số giáo viên thực hiện một cách máy móc, chưa có nhiều sáng tạo, chưa chủ động trong các hoạt động dạy trẻ.
Giải pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua các hội thi, công tác dự giờ, kiểm tra.
Ưu điểm: Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi, dự giờ, kiểm tra. Cô trò nhiệt tình tham gia các hội thi do các cấp tổ chức.
Hạn chế: Các buổi kiểm tra còn chung chung, nhiều nội dung trong một buổi. Công tác rút kinh nghiệm sau khi dự giờ, kiểm tra còn nặng nề. Các hội thi cấp trường còn lặp lại nội dung và hình thức giữa các năm. Một số giáo viên chưa nhận thức rõ về vấn đề kiểm tra và dự giờ nhằm giúp giáo viên nâng cao trình độ, trách nhiệm và ý chí tự học tự rèn nhằm hoàn thiện mình hơn.
Nguyên nhân.
Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra chưa cụ thể, chưa xác định nội dung trọng tâm của các buổi kiểm tra.
Chưa quán triệt sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm tra đến cán bộ giáo viên.
Một số đồng chí nhận xét rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp còn mang tính chủ quan, mang tính cá nhân.
Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi cấp trường chưa có nhiều đổi mới, chưa có nhiều sáng tạo về nội dung và hình thức.
Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch theo chương trình giáo dục mầm non
Ưu điểm: Giáo viên được trực tiếp tiếp thu cách xây dựng kế hoạch giảng dạy. Chủ động xây dựng kế hoạch theo chương trình giáo dục mầm non
Hạn chế: Xây dựng kế hoạch còn rập khuôn, máy móc, chưa có sự đầu tư nghiên cứu lựa chọn những nội dung, hoạt động sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ và điều kiện nhóm lớp. Các hoạt động lựa chọn dạy trẻ chưa có tính khả thi, kết quả đạt được trên trẻ chưa cao.Chưa chú ý đến việc lựa chọn các hoạt động phù hợp với địa phương khi xây dựng kế hoạch.
Nguyên nhân
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng còn chung chung, chưa hướng giáo viên xây dựng kế hoạch và lựa chọn bài theo thực tế địa phương.
Công tác kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của giáo viên chưa được thực hiện một cách triệt để.
Trước khi xây dựng kế hoạch giáo viên chưa tìm hiểu thực trạng về nhận thức của học sinh, điều kiện ở cơ sở để lựa chọn những hoạt động dạy phù hợp.
* Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, tư tưởng đạo đức cho giáo viên
Điểm mới: Chúng tôi đã nâng cao nhận thức, tư tưởng cho giáo viên bằng cách chia sẻ các tài liệu hay liên quan đến lĩnh vực giáo dục mầm non lên nhóm nhà trường để giáo viên có cơ hội tìm hiểu thêm tài liệu; phổ biến các văn bản, chỉ thị của ngành học trong các buổi họp để giáo viên nắm bắt kịp thời và thấy được trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ, từ đó có nhận thức sâu sắc về các quan điểm của Đảng, nắm rõ được các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, biết được bản thân đang ở mức nào và đưa ra huớng cố gắng phấn đấu, tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng kiên định theo con đường mình đã chọn.
Cách thực hiện
Bước 1: Chúng tôi sưu tầm các tài liệu hay viết về lĩnh vực giáo dục mầm non, tạp chí giáo dục mầm non, tài liệu liên quan đến việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1 và chia sẻ lên nhóm tổ để giáo viên có cơ hội đọc và tìm hiểu thêm về lĩnh vực giáo dục của ngành mình; phổ biến các văn bản, chỉ thị, thông tư của ngành học trong các buổi họp. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và thực hiện các cuộc vận động: "Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học tập và sáng tạo”, phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giới thiệu những đồng chí giáo viên ưu tú để được trở thành người Đảng viên…
Cùng GV học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Giới thiệu được các đồng chí GV ưu tú được kết nạp Đảng
Bước 2: Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu và quán triệt, chúng tôi sẽ đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội dung mà giáo viên được tìm hiểu, nghiên cứu để cùng trao đổi, thảo luận nhằm khắc sâu nội dung cho giáo viên, đồng thời cho giáo viên liên hệ trực tiếp với bản thân cần làm gì và thực hiện như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
Một biện pháp không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên là đẩy mạnh và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Năm học 2021-2022, chúng tôi đã lựa chọn đội ngũ giáo viên có năng lực phù hợp để đứng lớp, lựa chọn giáo viên có khả năng lãnh đạo để dẫn dắt và điều hành tổ.
Một buổi sinh hoạt chuyên môn
Điểm mới: Điểm khác biệt trong sinh hoạt chuyên môn năm học 2021 - 2022 là chúng tôi tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, điểm mới là đánh giá sự hiểu biết về việc học của trẻ được dựa trên những chứng cứ khách quan thu thập được ở một bài học minh họa cụ thể, cả những hành vi bên ngoài và những dấu hiệu về quá trình tư duy bên trong não của trẻ. Những hình ảnh về nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, lời nói, hành động, tư thế và quá trình thực hiện nhiệm vụ cùng những kết quả đạt được là những thông tin cần thiết để nhận diện một cách chính xác nhất về việc học của trẻ nào đó. Đó là nguồn dữ liệu cho những phân tích, thảo luận trong buổi chia sẻ sau dự giờ giữa các giáo viên về việc học của trẻ và cách khắc phục những vấn đề đã chỉ ra. Việc nhận ra được trẻ nào đang học hay đang không học, cách trẻ thực hiện các nhiệm vụ được giao, những sai lầm hay khó khăn trẻ gặp phải trong diễn biến một bài học cụ thể sẽ giúp giáo viên kết nối với hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được sử dụng trong tiến trình bài học. Bài học minh họa không dùng để đánh giá giáo viên, mà là nơi để các giáo viên học hỏi lẫn nhau từ thực tế lớp học và tập trung vào việc xây dựng môi trường học tập giữa các giáo viên trong đơn vị.
Bài học minh họa của khối 5 tuổi
Cách thực hiện:
Để thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học có hiệu quả và đảm bảo các bước theo trình tự, chúng tôi đã thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của trường, của tổ lồng ghép nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Bước 2: Tổ chức tập huấn, triển khai công tác sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tới toàn thể giáo viên trong tổ.
Bước 3 : Phân công tổ trưởng, tổ phó xây dựng tiết dạy minh họa và thực hành dạy mẫu, tổ tiến hành thảo luận, và rút ra bài học kinh nghiệm.
Bước 4: Chỉ đạo tổ phân công lịch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học hàng tháng, thông qua lịch phân công giáo viên dạy minh họa và thảo luận nội dung, lĩnh vực dạy của các tháng tiếp theo trong các buổi họp chuyên môn cuối tháng.
Bước 5: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch đề ra và lưu hình ảnh, hồ sơ tại nhà trường.
Bước 6: Chỉ đạo giáo viên vận dụng những bài học thu được từ quan sát, trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học vào bài học hằng ngày ở các nhóm, lớp mình phụ trách.
Qua buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên học được cách tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, biết vận dụng các phương pháp đổi mới, sáng tạo vào thực hiện tại các nhóm, lớp mình phụ trách.
Bài học minh họa của lớp nhà trẻ
Sinh hoạt chuyên môn khối khối 5 tuổi
Tận dụng thời gian học sinh nghỉ dịch chỉ đạo để GV cùng có những trao đổi chuyên môn và thực hành các hoạt động
Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra.
Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Qua kiểm tra giúp cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo viên.
Điểm mới: Kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên dựa vào kết quả trên trẻ, từ đó đánh giá ngược lại phương pháp, nội dung truyền thụ của giáo viên. Đánh giá, nhận xét giáo viên mang tính chất chỉ bảo, khuyết khích, tạo không khí thoải mái cho giáo viên.
Tất cả các hoạt động giáo viên đều thực hiện trên nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm, từ đó giáo viên sẽ có phương pháp rèn trẻ tốt hơn, và rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích, tạo không khí thi đua sôi nổi, vui vẻ trong nhà trường.
Đánh giá xếp loại giáo viên dựa vào kết quả trẻ hoạt động có hứng thú không
Các bước thực hiện.
Bước 1: Xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể trên cơ sở kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và lấy ý kiến thảo luận, đóng góp của giáo viên trong tổ.
Bước 2: Xác định rõ mục đích, yêu cầu của các đợt kiểm tra, đưa ra nội dung, hình thức, nguyên tắc của từng đợt kiểm tra dựa trên kế hoạch kiểm tra.
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra về quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách, dự giờ, chất lượng học sinh, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà nhà trường đã chỉ đạo hay không. Kiểm tra việc thực hiện theo từng chuyên đề về nuôi dạy đã được tổ chuyên môn bồi dưỡng tập trung.
Hình thức kiểm tra: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ.
Nguyên tắc kiểm tra:
+ Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng dân chủ.
+ Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên với thái độ cởi mở để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại hạn chế áp dụng vào chăm sóc giáo dục trẻ.
Bước 3: Triển khai kế hoạch đến giáo viên. Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt kiểm tra đó.
Bước 4: Tổ chức thực hiện
Xây dựng lực lượng kiểm tra với đội ngũ có uy tín, có chuyên môn, có năng lực kiểm tra và thực hiện tốt nguyên tắc “Tập trung dân chủ” và ra quyết định kiểm tra.
Xây dựng kế hoạch từng cuộc kiểm tra và thông báo đến giáo viên được kiểm tra.
Thực hiện kiểm tra, trao đổi, rút kinh nghiệm.
Báo cáo kết quả kiểm tra
Giờ hoạt động theo hướng STEAM của lớp 5A3
Trẻ hoạt động tự tin trong các hoạt dộng góc
Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên qua các hội thi, các hoạt động trải nghiệm cho cô và trẻ.
Tổ chức hội thi, các hoạt động trải nghiệm là một hình thức có tác dụng rất lớn cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm. Khi tham gia đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hình thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết dạy; đồng thời giáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ, hỗ trợ trong tiết học, các hoạt động trải nghiệm
Điểm mới: Năm học 2021-2022 nhà trường tổ chức các hội thi, các hoạt động trải nghiệm với nhiều nội dung và hình thức khác nhau để giáo viên và học sinh không bị nhàm chán đồng thời tạo cơ hội cho cô và trẻ được sáng tạo, giao lưu học hỏi đồng nghiệp, như: “Bé vui trung thu”, “Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với địa phương”, tổ chức các hoạt động trải nghiệm làm đồ dùng Stem, “Bé vui Noel”, “Hội thi giáo viên giỏi”, “Cô và bé kheo tay”; “Bé vui đón tết”; “Bé cùng trải nghiệm với các sản phẩm sẵn có tại địa phương”…
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Ngay từ đầu năm học BGH thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn lồng ghép các hội thi, các hoạt động trải nghiệm, đưa ra bàn bạc thống nhất trong tổ.
Bước 2: Triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động tới toàn thể giáo viên trong tổ, tạo cho giáo viên và học sinh chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia với nhiều sáng tạo và sản phẩm đa dạng, sinh động, hấp dẫn.
Bước 3: Tổ chức thực hiện: Lên kế hoạch cụ thể cho từng hội thi với nội dung, hình thức, điều lệ rõ ràng, linh hoạt các hình thức thi theo diễn biến của dịch covid 19.
Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo hội thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho hội thi.
Thực hiện công tâm, khách quan trong đánh giá kết quả hội thi, hoạt động trải nghiệm.
Tổng kết, khen thưởng đối với các đội tham gia.
Một số hình ảnh tham gia hội thi, hoạt động trải nghiệm của giáo viên và học sinh khối 5 tuổi.
Các bé 5 tuổi tham gia hội thi : “Chung sức phát triển trẻ thơ toàn diện”
Các bé và cô tham gia hoạt động làm đồ chơi và trưng bày sản phẩm STEM
Hoạt động trải nghiệm: “Xuân yêu thương”
Bé vui Trung thu
Bé vui Noel
Bé cùng xây dựng môi trường giáo dục
Các đồng chí GV đạt loại giỏi trong cuộc thi giáo viên giỏi cấp quận
Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch cho đội ngũ giáo viên.
Năm học 2021-2022, nhà trường thực hiện chương trình dạy học theo bối cảnh địa phương và phòng chống thích ứng linh hoạt với dịch bệnh covid 19. Đây là chương trình rất mới, đòi hỏi giáo viên phải hiểu rõ cách xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch tháng, tuần và định mức các số lượng tiết dạy trong năm học, tích hợp trên kế hoạch nội dung cốt lõi để thực hiện khi có tình huống dịch bệnh xảy ra, đồng thời giáo viên phải nắm được các thao tác exel trên máy tính. Tuy nhiên đầu năm một số giáo viên còn rất bỡ ngỡ trong việc xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch tháng, tuần theo bối cảnh địa phương. Vì vậy nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch cho đội ngũ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết.
Điểm mới: Tập trung đi sâu vào việc hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch theo bối cảnh địa phương và phòng chống thích ứng linh hoạt với dịch bệnh covid 19, và việc ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch, xây dựng các video hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà, bồi dưỡng giáo viên thao tác làm excel trên máy tính phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch.
Cách thực hiện:
Bước 1: Tiến hành khảo sát những vướng mắc, hạn chế, nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên trong tổ, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể về thời gian, nội dung.
Bước 2: Phân công cán bộ cốt cát trong tổ căn cứ kế hoạch để soạn giáo án, chuẩn bị nội dung, tài liệu, cơ sở vật chất để hướng dẫn, bồi dưỡng cho giáo viên: Hướng dẫn giáo viên sử dụng thao tác exel trên máy tính, lựa chọn nội dung, hoạt động, xác định số tiết. Xây dựng kho học liệu bằng video để gửi đến phụ huynh học sinh khi xảy ra tình hình nghỉ dịch.
Bước 3: Tổ chức cho giáo viên thực hành tại buổi bồi dưỡng và trao đổi, thảo luận, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. Phân công giáo viên làm tốt giúp đỡ giáo viên còn chậm, hạn chế.
Bước 4: Triển khai cho giáo viên xây dựng kế hoạch của lớp và góp ý, tư vấn, xét duyệt kế hoạch.
Bồi dưỡng công tác xây dựng kế hoạch, nâng cao chuyên môn
Công tác xây dựng kho học liệu và nâng cao trình độ CNTT cho GV
II. 3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
a. Hiệu quả kinh tế:
Giáo viên tiết kiệm được về mặt thời gian, biết cách ôn luyện kiến thức khoa học. Xây dựng kế hoạch và soạn bài không bị sai sót nhiều tiết kiệm được trong quá trình in ấn.
Giáo viên xây dựng bài trên trình chiếu và chủ yếu sử dụng vật liệu phế thải và sẵn có ở địa phương nên đỡ tốn công làm đồ dùng, không tốn tiền mua đồ dùng, nguyên vật liệu.
b. Hiệu quả về mặt xã hội
+ Về tư tưởng chính trị: Giáo viên đã phấn khởi, yêu trường, yêu lớp, say sưa với nghề. Trong công việc, CBGVNV có ý thức tự giác thực hiện nghiêm túc, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, các qui định của ngành, của trường. 100% giáo viên trong tổ không vi phạm pháp luật, không vi phạm các tệ nạn xã hội, nghiêm túc thực hiện và tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, hội thi tìm hiểu về pháp luật.
c. Giá trị làm lợi khác
+ Về chuyên môn:
Giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động giảng dạy trên lớp. Các tiết dạy có sự đổi mới, sáng tạo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chuẩn bị mọi tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1. Nắm chắc kiến thức chuyên ngành và có thể áp dụng vào trong giảng dạy trên trẻ đạt hiệu quả. Có động lực thi đua nhau cố gắng trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động chuyên môn nói riêng. Giáo viên xếp loại chuyên môn trung bình giảm đáng kể, số lượng giáo viên xếp loại khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
Giáo viên đã biết cách lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo bối cảnh điạ phương, linh hoạt lập kế hoạch giáo dục thích ứng với diễn biến tình hình dịch bệnh covid 19, nắm được phương pháp sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, đa số giáo viên biết đổi mới phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nội dung lồng ghép các môn học, biết dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng được nâng lên, tạo môi trường hoạt động tốt nhất giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, trẻ được chuẩn bị mọi tâm thế sẵn sàng vào lớp 1
+ Lợi ích kỹ thuật:
Các biện pháp đưa ra được thực hiện mới hơn, quá trình thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên thành thạo hơn trong việc sử dụng máy tính, biết thực hiện trên excel để xây dựng kế hoạch, thiết lập được giáo án điện tử trong giảng dạy, các video học liệu gửi phụ huynh học sinh chăm sóc trẻ tại nhà khi có tình hình dịch bệnh xảy ra, linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động giảng dạy trên lớp.